table de nuit huanghuali cabinet xix centuryNhững cuộc tiếp biến văn hóa với phương Tây mang đến những quan điểm mới về nghệ thuật nói chung và điêu khắc nói riêng. Bên cạnh những nét Á Đông truyền thống, các món đồ nội thất thế kỉ XIX đâu đó mang trong mình một chút cách điệu Tây phương.
|
a wooden cabinet carved hunting scene and festival of the nguyen dynasties early 20th centuryTủ được chọn trang trí bằng nhiều đề tài nghệ thuật nhưng không bị khiên cưỡng mà kết hợp hài hòa, tôn lên vẻ đẹp riêng của mỗi nét chạm, hòa hợp trên dáng cứng cáp của tủ.
|
jasmin de nut and huanghuali box of nguyen dynastyHộp được làm từ hai chất liệu gỗ: gỗ sưa cứng cáp làm khung và gỗ dạ hương dễ tạo hình hơn làm mặt hộp để chạm được các chi tiết nhỏ và tỉ mỉ.
|
huanghuali cabinet carved four spiritual creaturesTủ có niên đại từ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Tủ được làm hoàn toàn bằng gỗ sưa, loại gỗ được xếp vào dòng gỗ quý có nhiều giá trị về thẩm mỹ cũng như phong thủy.
|
red huanghuali jewelry box of nguyen dynastyNgười xưa không có nhiều phương tiện giải trí, nên những thú vui của họ luôn được chăm chút đầy tinh tế tỉ mẩn. Những vật dụng trong nhà được trang trí hoa văn họa tiết cầu kì trau chuốt, từng đường nét chạm khắc uyển chuyển mang đậm ý nghĩa. Ta thấy được điều đó qua những gì ông cha truyền lại, như chiếc hộp trang sức làm bằng gỗ sưa đỏ được chạm khắc cầu kì này.
|
a wooden box carved unicorn and scenery, nguyen dynastyNgười xưa luôn cầu kì trong việc chế tác các món đồ, kể cả những món dùng hằng ngày cũng được chăm chút cẩn thận. Bàn tay người nghệ nhân không chỉ tạo ra món đồ thuận tiện sử dụng mà còn dùng những chi tiết trang trí để biến nó thực sự trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Khi nhìn ngắm chiếc hộp gỗ khắc họa tiết lân chầu thọ này, ta thấy được hơi thở của cuộc sống tiền nhân thoáng trong từng nét khắc.
|
elliptical huanghuali wooden frame box carved hunting scenes
Hoàng kim của triều Nguyễn đã cáo chung cách đây mấy trăm năm, nhưng dấu ấn vàng son thì hãy còn vẹn nguyên trong tâm thức những người yêu cổ vật. Cái thú chơi của người xưa tinh tế mà cầu kì, thể hiện ngay trên những vật dụng thường nhật như hộp gỗ hình bầu dục này.
|
a pair of chair , ming dynastyNội thất phong cách nhà Minh là sự kết hợp của kỹ thuật tiên tiến với thẩm mỹ tối giản. Với những đường nét và đường cong đơn giản thiên về sự duyên dáng hơn là sự xa hoa, đồ nội thất thời Minh khéo léo sử dụng kết cấu ghép mộng, lỗ mộng và mộng liền mạch. Phong cách này thể hiện bí quyết kỹ thuật của các nghệ nhân nhà Minh, đặc tính của các học giả uyên bác và sự sang trọng của một thời đại phi thường. Điều đó thể hiện rõ nét trên cặp ghế thời Minh này.
|
a wooden cabinet carved phoenix and poenies, lately xix centuryMỗi cổ vật đều cất chứa cho mình những câu chuyện về thời không mà nó được thai nghén và đón ánh dương. Phủi đi lớp áo bụi bọc ngoài, lộ ra bên trong là những tuyệt tác được nhào nặn đẽo gọt bởi bàn tay tài hoa của tiền nhân mà khiến cho mỗi lần nhìn ngắm, hậu thế lại phải trầm trồ ca ngợi bởi sự kì công được người thợ trịnh trọng đặt vào tác phẩm. Khi thưởng thức chiếc tủ bày đồ được chạm khắc họa tiết Phượng hoàng và hoa mẫu đơn, ta như cảm nhận được hơi thở của cuộc sống cuối thế kỉ XIX, cảm nhận được những chuyển biến của thời đại khi hồi cuối của thời kì phong kiến đã điểm với sự thoái trào của nhà Mãn Thanh.
|
fine chinese huanghuali recessed-leg painting tableĐây là kiểu bàn nổi tiếng nhất của kiến trúc nội thất Trung Quốc cổ điển. Được sáng tạo dưới thời Tống, sang đến nhà Minh, Thanh, mẫu bàn này đã trở thành một phần đặc trưng của phong cách Trung Hoa.
|
three-tier wooden incense pedestalNgười Việt trọng tín ngưỡng, bởi vậy những vật phẩm dùng cho hoạt động thờ cúng luôn được chuẩn bị chỉnh chu, cẩn thận đầy thành kính. Trong không gian đó, tam sơn xuất hiện ở vị trí trung tâm luôn được chu đáo lựa chọn vật liệu, hình dáng, chế tác tốt nhất. Tam sơn bằng gỗ thời Nguyễn này hội tụ đủ các yếu tố đó để trở thành món đồ quý giá.
|
a hongmu and burlwood throne inset with a famille rose circular plaqueĐược làm từ hai loại gỗ quý hiếm, chiếc thái sư ỷ này có lẽ xuất thân từ trong phủ của quan lại hoặc thuộc sở hữu của tầng lớp thượng lưu xưa. Sự kết hợp khéo léo của chất gỗ cùng với gốm sứ tạo nên vẻ đẹp tinh tế hài hòa cho món đồ. Để khi nhìn ngắm, hậu thế cũng phần nào thấy được phẩm vị tiền nhân.
|
a 19th century chinese carved hongmu hardwood marble inset tableSự kết hợp của hai chất liệu đá và gỗ trên món đồ hòa hợp tuyệt đẹp, để lại cho hậu thế chiếc bàn gỗ trắc mặt đá cẩm thạch hoàn hảo cả về kĩ thuật chế tác lẫn thẩm mĩ. Từng đường nét điêu khắc mang trọn tinh hoa văn hóa của tiền nhân.
|
a fine late 19th century chinese hongmu rosewood desk and chairQuay trở lại trăm năm trước, khi mọi món đồ nội thất trong nhà hầu như được làm từ gỗ, người xưa đã biến tấu chất liệu đó trở thành những vật phẩm chứa đựng tinh túy về cả kĩ thuật lẫn thẩm mĩ. Sự chăm chút tỉ mỉ đó đã để lại cho hậu thế những tạo tác tuyệt vời, như bộ bàn ghế gỗ trắc đỏ này. Chất liệu gỗ quý hiếm cùng với đường nét trang trí tinh xảo, bộ bàn ghế đã cho người thưởng ngoạn phần nào thấy được phẩm vị tiền nhân.
a wooden box carved dragon and fish, nguyen dynastyNgười xưa rất trau chuốt trong các vật phẩm sử dụng hàng ngày. Những món đồ gỗ đều được chạm trổ tỉ mỉ, khắc họa lên đó những họa tiết không chỉ đẹp mà còn chứa đầy ý nghĩa cát tường. Chiếc hộp gỗ vuông này cũng được tô điểm bằng bức “Ngư long hý thủy” đầy tốt lành.
|