Chủ đề trang trí của bình là các con vật, lần lượt là hươu, Long Mã, Lộc Đoan, hổ và sư tử. Trong các họa tiết đó có long mã và lộc đoan là sinh vật thần thoại không có trong tự nhiên. Hươu hay Lộc, đồng âm với lộc trong phúc lộc, được coi là con vật mang biểu tượng may mắn. Long Mã với sự kết hợp của 2 loài thú rồng – ngựa đại diện cho quyền lực và sức mạnh. Một linh vật bay trên trời, một linh vật chạy dưới đất, hai linh vật này đi tới đâu, tiền vàng tài lộc trải đầy tới đó. Bắt nguồn từ truyền thuyết Long mã Hà đồ dâng bảo bối cho vua Phục Hy, Long Mã từ đó là biểu tượng của sức mạnh và quyền uy. Lộc Đoan là một biến thể của Kì Lân, thuộc dòng độc giác lân với một chiếc sừng cong trên trán. Lộc Đoan cùng với Giải Trãi là hai dòng lân cao quý nhất. Đây là loài thần thú ưa chuộng công lý và lẽ phải. Lộc Đoan được miêu tả là loài lân với thân mình thô ngắn, có móng vuốt và một sừng trên trán. Sừng của lộc đoan không phân nhánh, cong như sừng tê giác. Nó xuất hiện ở thời thinh trị và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong nháy mắt, và lộc đoan nói được các ngôn ngữ ngoại di. Tương truyền chính con Lộc Đoan đã khuyên Thành Cát Tư Hãn không nên xâm lăng Ấn Độ. Hình tượng Lộc Đoan thường xuất hiện xung quanh ngai vàng của hoàng đế. Vua Càn Long cũng là vị vua ưa thích hình tượng thần thoại này. |
Mặc dù sư tử không phải là loài vật từng xuất hiện trong tự nhiên ở Trung Quốc, nhưng hình tượng sư tử có ảnh hưởng lướn đến văn hóa Trung Hoa, là nguyên mẫu sáng tạo nên nhiều con vật thần thoại như lân, Long sinh cửu tử,… hình tượng sư tử bước vào văn hóa với các ý nghĩa tốt lành như sức mạnh và sự may mắn, của cải giàu có và thần bảo bộ khỏi cái ác. Hoạt động múa sư tử như một lời cầu chúc cho cuộc sống hạnh phúc và sự nghiệp phát đạt.
|